VĂN TẾ CỐ CẢ Léopold M. Cadière, nhà Việt học tiên phong
Ô hô!
Người tự trời Tây;
Danh lưu đất Việt.
Thổ địa đành ai chia ranh giới, khiến oán thù thêm gươm súng hăm he;
Văn hóa nào kẻ đặt biên cương, tìm hòa hợp cho răng môi thắm thiết.
Cho hay, Bác Ái vốn trường tồn;
Mới rõ, Vị Tha là bất diệt.
Nhớ Cha xưa:
Vâng ý Chúa, đội mát vành gai;
Tuân ngôi Lời, uống ngon chén nghiệt.
Ngoài hai mươi tuổi đời non trẻ, nguyện xông pha ngàn dặm phận thừa sai;
Hơn sáu chục năm đạo dạn dày, quyết gánh vác mấy miền vai giảng thuyết.
Khi Tam Tòa, khi Đất Đỏ, cao lời răn tín phục Phúc Âm;
Lúc Thuận Hóa, lúc An Ninh, ấm tiếng giảng tụng xưng Thánh triết.
Đến Bồ Khê qua Cù Lạc, xót con chiên khổ cực, bàn tay đơn nâng đỡ kẻ cơ bần;
Về Dinh Cát, lại Trí Bưu, thương xóm giáo đìu hiu, áo dòng rộng chở che người cùng kiệt.
Xây trường làng, dựng xưởng thợ, lụa Di Loan góp mặt cõi phương xa;
Lập viện trẻ, mở nhà thương, tên Cố Cả sáng lòng dân bao miệt.
Quanh tòa giảng, vang tiếng A men;
Dưới mái đời, thắm tình Âu Việt.
Nhớ Người xưa:
Áo dài đen phất phơ lắm miền xuôi ngược, tìm hiểu thêm phong hóa dân gian;
Đôi guốc mộc lóc cóc bao chốn xuống lên, thăm dò đến sơn cùng thủy triệt.
Hội Đô Thành Hiếu Cổ, vài ngàn trang thâm cứu, điều nghiên cùng chuyên khảo kinh đô;
Động Phong Nha Kẻ Bàng, hơn chục chuyến gian lao, thám hiểm rồi tôn vinh địa huyệt.
Ấy là bởi mến yêu sông núi, đất quê người mà vẫn đẹp vẫn xinh;
Cũng chỉ vì quý trọng dân sinh, tiếng hàng xứ thật rất giàu rất tuyệt.
Việt, Mường, Nôm, Hán,… bao ngôn ngữ tinh thông;
Địa, Sử, Triết, Văn… mấy phân khoa quán triệt.
Gom mảnh đá từ thời tiền sử, thấu hiểu ra nguồn cội man sơ;
Đọc tấm bia có thuở tiên triều, kể rõ lại chiến trường khốc liệt.
Áo bà ba giản dị, “ông nhà quê” lũ trẻ gọi lơ ngơ;
Nón lá cũ đơn sơ, nhà bác học bao người khen khôn xiết.
Thư viện thành Phú Xuân, La Mã, im chào mừng người đến đọc sách xưa;
Dưỡng đường đất Pháp Quốc, Hồng Kông, vui kính đón cha về ngơi thân mệt
Một đời mục vụ bao gian khó, mến thánh giá, ung dung sao, đi tận chốn cơ hàn;
Hai lần lao lý bấy thương đau, loan tin mừng, khẳng khái thật, vững lòng trong khắc nghiệt.
Ôi thô!
Ai mãi sống hoài;
Người đâu không chết,
Não nùng hỡi từng hồi chuông báo tử, tiễn Cha về với cõi vĩnh hằng;
Nghẹn ngào ôi bao tiếng khấn nguyện cầu, đưa Cố đến nơi miền vô khuyết.
Trạm ga nhỏ Di Loan đỏ mắt, vời vợi trông mòn mỏi bóng cha già;
Tháp chuông cao Đồng Hới bạc mầu, bơ vơ nhớ bâng khuâng chòm râu tuyết.
Người không Việt, xương chôn đất Việt, tình mênh mông ôm ấp cả nhân quần;
Gốc từ Âu, thân biệt trời Âu, nghĩa sâu đậm chói lòa bao khí tiết.
Va-ti-can Thánh Giáo Tòa thương tiếc, xót xa ôi một cuộc chia ly;
Giáo phận Huế Đại Chủng Viện ngậm ngùi, quyến luyến hỡi những lời vĩnh biệt.
Mừng thay!
Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi;
Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viết.
Hỡi ơi!
Hồn có hiển linh;
Niệm tình thượng duyệt.
Tháng 12/2009
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
--------------------
Chú Thích
Ô hô!
Người tự trời Tây;
Danh lưu đất Việt.
Thổ địa đành ai chia ranh giới, khiến oán thù thêm gươm súng hăm he;
Văn hóa nào kẻ đặt biên cương, tìm hòa hợp cho răng môi thắm thiết.
Cho hay, Bác Ái vốn trường tồn;
Mới rõ, Vị Tha là bất diệt.
Nhớ Cha xưa:
Vâng ý Chúa, đội mát vành gai;
Tuân ngôi Lời, uống ngon chén nghiệt.
Ngoài hai mươi tuổi đời non trẻ, nguyện xông pha ngàn dặm phận thừa sai;
Hơn sáu chục năm đạo dạn dày, quyết gánh vác mấy miền vai giảng thuyết.
Khi Tam Tòa, khi Đất Đỏ, cao lời răn tín phục Phúc Âm;
Lúc Thuận Hóa, lúc An Ninh, ấm tiếng giảng tụng xưng Thánh triết.
Đến Bồ Khê qua Cù Lạc, xót con chiên khổ cực, bàn tay đơn nâng đỡ kẻ cơ bần;
Về Dinh Cát, lại Trí Bưu, thương xóm giáo đìu hiu, áo dòng rộng chở che người cùng kiệt.
Xây trường làng, dựng xưởng thợ, lụa Di Loan góp mặt cõi phương xa;
Lập viện trẻ, mở nhà thương, tên Cố Cả sáng lòng dân bao miệt.
Quanh tòa giảng, vang tiếng A men;
Dưới mái đời, thắm tình Âu Việt.
Nhớ Người xưa:
Áo dài đen phất phơ lắm miền xuôi ngược, tìm hiểu thêm phong hóa dân gian;
Đôi guốc mộc lóc cóc bao chốn xuống lên, thăm dò đến sơn cùng thủy triệt.
Hội Đô Thành Hiếu Cổ, vài ngàn trang thâm cứu, điều nghiên cùng chuyên khảo kinh đô;
Động Phong Nha Kẻ Bàng, hơn chục chuyến gian lao, thám hiểm rồi tôn vinh địa huyệt.
Ấy là bởi mến yêu sông núi, đất quê người mà vẫn đẹp vẫn xinh;
Cũng chỉ vì quý trọng dân sinh, tiếng hàng xứ thật rất giàu rất tuyệt.
Việt, Mường, Nôm, Hán,… bao ngôn ngữ tinh thông;
Địa, Sử, Triết, Văn… mấy phân khoa quán triệt.
Gom mảnh đá từ thời tiền sử, thấu hiểu ra nguồn cội man sơ;
Đọc tấm bia có thuở tiên triều, kể rõ lại chiến trường khốc liệt.
Áo bà ba giản dị, “ông nhà quê” lũ trẻ gọi lơ ngơ;
Nón lá cũ đơn sơ, nhà bác học bao người khen khôn xiết.
Thư viện thành Phú Xuân, La Mã, im chào mừng người đến đọc sách xưa;
Dưỡng đường đất Pháp Quốc, Hồng Kông, vui kính đón cha về ngơi thân mệt
Một đời mục vụ bao gian khó, mến thánh giá, ung dung sao, đi tận chốn cơ hàn;
Hai lần lao lý bấy thương đau, loan tin mừng, khẳng khái thật, vững lòng trong khắc nghiệt.
Ôi thô!
Ai mãi sống hoài;
Người đâu không chết,
Não nùng hỡi từng hồi chuông báo tử, tiễn Cha về với cõi vĩnh hằng;
Nghẹn ngào ôi bao tiếng khấn nguyện cầu, đưa Cố đến nơi miền vô khuyết.
Trạm ga nhỏ Di Loan đỏ mắt, vời vợi trông mòn mỏi bóng cha già;
Tháp chuông cao Đồng Hới bạc mầu, bơ vơ nhớ bâng khuâng chòm râu tuyết.
Người không Việt, xương chôn đất Việt, tình mênh mông ôm ấp cả nhân quần;
Gốc từ Âu, thân biệt trời Âu, nghĩa sâu đậm chói lòa bao khí tiết.
Va-ti-can Thánh Giáo Tòa thương tiếc, xót xa ôi một cuộc chia ly;
Giáo phận Huế Đại Chủng Viện ngậm ngùi, quyến luyến hỡi những lời vĩnh biệt.
Mừng thay!
Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi;
Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viết.
Hỡi ơi!
Hồn có hiển linh;
Niệm tình thượng duyệt.
Tháng 12/2009
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
--------------------
Chú Thích
(1) Thế giới luôn phân chia ra nhiều quốc gia, nên không sao
tránh khỏi sự xung đột lợi ích khiến nước nào cũng lo củng cố nền quốc
phòng.
(2) Vành gai: Mão vành gai thường được thấy ở ảnh và tượng Chúa Giê-su. Ý toàn câu muốn nói đến sự chấp nhận gian khó của Cố Cả để làm công tác mục vụ, xem đó là bổn phận thiêng liêng của mình được đấng Cứu Rỗi giao cho.
(3) Chén nghiệt: Chén đời cay nghiệt. Ý toàn câu muốn nói chấp nhận cuộc sống trần gian đầy khổ cực, để chuộc lỗi tổ tông và cầu được cứu rỗi.
(4) L. Cadière đến Việt Nam khởi đầu sự nghiệp truyền giáo vào tháng 10 năm 1892, lúc Ngài mới 23 tuổi.
(5) Ngài mất năm 1955, hưởng thọ 86 tuổi sau 63 năm phục vụ Chúa tại nước ta.
(6) Cù Lạc, Trí Bưu, Bồ Khê, Dinh Cát, Di Loan, Đất Đỏ… là các giáo xứ thuộc hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị nơi Ngài từng truyền đạo. Lụa Di Loan do Ngài tổ chức giáo dân nuôi tằm và sản xuất rất nổi tiếng ở Việt Nam, Đông Nam Á và cả ở Pháp.
(7) Ngài thường mặc áo bà ba nâu của người dân quê ta khi ở nhà, đi guốc mộc, hoặc mang áo dài đen khi ra ngoài nên rất gần gũi với dân chúng.
(8) Hội Đô Thành Hiếu Cổ do Ngài thành lập với tập san BAVH (Những người bạn Cố đô Huế) gồm rất nhiều bài khảo cứu có giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo,… của triều Nguyễn.
(9) Ngài là người đã thám hiểm và dày công tìm hiểu về các di chỉ ở động Phong Nha, Quảng Bình, một danh thắng của nước ta được UNESCO thừa nhận là một trong di sản thiên nhiên thế giới. Ông đã suy tôn động Phong Nha là “Đông Dương đệ nhất động”.
(10) Học giả Louis Malleret khẳng định rằng linh mục Cadière là người sáng lập thực sự của ngành thiểu số học ở Việt Nam. Ngài đã nghiên cứu sâu xa về các dân tộc còn man sơ như người Tắc-Củi, người Mường…
(11) Năm 1895 Ngài đã tìm thấy tấm bia đá tại Quảng Bình, ghi chép về cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn. Công trình nghiên cứu về tấm bia và cuộc qua phân này có tên là Lũy Thầy Đồng Hới đã được giải thưởng Học Viện Pháp quốc năm 1903.
(12) Ngài để lại khoảng 250 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ tín ngưỡng, phong tục, địa lý, sinh thái, môi trường… về đất nước Việt Nam.
(13) Ngài đã bị hai lần quản thúc bởi Nhật và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
(14) Toàn quyền Pháp đặc biệt cho lập một trạm ga nhỏ ở Di Loan để riêng Ngài tiện lên xuống khi đi lại bằng xe lửa trong thời kỳ Ngài làm cha xứ và nghiên cứu tại đây.
(15) Năm 1953, Tòa Tổng Giám mục cho phép các linh mục Pháp được trở về nước, Ngài đã nêu nguyện vọng: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây.”
(16) Ngài mất tại Huế năm 1955 và được an táng trong khuôn viên Đại Chủng Viện, Huế.
(2) Vành gai: Mão vành gai thường được thấy ở ảnh và tượng Chúa Giê-su. Ý toàn câu muốn nói đến sự chấp nhận gian khó của Cố Cả để làm công tác mục vụ, xem đó là bổn phận thiêng liêng của mình được đấng Cứu Rỗi giao cho.
(3) Chén nghiệt: Chén đời cay nghiệt. Ý toàn câu muốn nói chấp nhận cuộc sống trần gian đầy khổ cực, để chuộc lỗi tổ tông và cầu được cứu rỗi.
(4) L. Cadière đến Việt Nam khởi đầu sự nghiệp truyền giáo vào tháng 10 năm 1892, lúc Ngài mới 23 tuổi.
(5) Ngài mất năm 1955, hưởng thọ 86 tuổi sau 63 năm phục vụ Chúa tại nước ta.
(6) Cù Lạc, Trí Bưu, Bồ Khê, Dinh Cát, Di Loan, Đất Đỏ… là các giáo xứ thuộc hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị nơi Ngài từng truyền đạo. Lụa Di Loan do Ngài tổ chức giáo dân nuôi tằm và sản xuất rất nổi tiếng ở Việt Nam, Đông Nam Á và cả ở Pháp.
(7) Ngài thường mặc áo bà ba nâu của người dân quê ta khi ở nhà, đi guốc mộc, hoặc mang áo dài đen khi ra ngoài nên rất gần gũi với dân chúng.
(8) Hội Đô Thành Hiếu Cổ do Ngài thành lập với tập san BAVH (Những người bạn Cố đô Huế) gồm rất nhiều bài khảo cứu có giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo,… của triều Nguyễn.
(9) Ngài là người đã thám hiểm và dày công tìm hiểu về các di chỉ ở động Phong Nha, Quảng Bình, một danh thắng của nước ta được UNESCO thừa nhận là một trong di sản thiên nhiên thế giới. Ông đã suy tôn động Phong Nha là “Đông Dương đệ nhất động”.
(10) Học giả Louis Malleret khẳng định rằng linh mục Cadière là người sáng lập thực sự của ngành thiểu số học ở Việt Nam. Ngài đã nghiên cứu sâu xa về các dân tộc còn man sơ như người Tắc-Củi, người Mường…
(11) Năm 1895 Ngài đã tìm thấy tấm bia đá tại Quảng Bình, ghi chép về cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn. Công trình nghiên cứu về tấm bia và cuộc qua phân này có tên là Lũy Thầy Đồng Hới đã được giải thưởng Học Viện Pháp quốc năm 1903.
(12) Ngài để lại khoảng 250 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ tín ngưỡng, phong tục, địa lý, sinh thái, môi trường… về đất nước Việt Nam.
(13) Ngài đã bị hai lần quản thúc bởi Nhật và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
(14) Toàn quyền Pháp đặc biệt cho lập một trạm ga nhỏ ở Di Loan để riêng Ngài tiện lên xuống khi đi lại bằng xe lửa trong thời kỳ Ngài làm cha xứ và nghiên cứu tại đây.
(15) Năm 1953, Tòa Tổng Giám mục cho phép các linh mục Pháp được trở về nước, Ngài đã nêu nguyện vọng: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây.”
(16) Ngài mất tại Huế năm 1955 và được an táng trong khuôn viên Đại Chủng Viện, Huế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét